Tiên phong trong việc trồng ớt trong nhà lưới ở Sóc Trăng
Năm 2016, anh Nguyễn Tuấn Khanh ở ấp Ngãi Phước, thị trấn Đại Ngãi đã thực hiện thành công mô hình trồng ớt sừng vàng trong nhà lưới hở, với diện tích 2 công. Sau khi thu hoạch, trừ các khoản chi phí anh còn lời hơn 100 triệu đồng. Năm sau, anh tiếp tục sử dụng nhà lưới cũ, cải tạo 2 công đất trồng lại ớt sừng vàng, hiện đã bắt đầu thu hoạch, dự kiến năng suất khoảng 3 tấn. Anh Khanh cho biết: “Trồng màu mùa nghịch, tôi thấy trồng ớt sừng vàng Châu phi là có hiệu quả về năng suất và cho kinh tế cao, giá ớt hiện nay lái đến tận rẫy cân là 85.000 đồng/kg, xanh non luôn thì 60.000 đồng/kg. Mô hình này so với làm lúa vụ hè thu thì lợi nhuận cao gấp 4-5. Vì trồng trong nhà lưới hở nên hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, chi phí đầu tư cho 1 vụ cũng ít hơn đầu tư cho cây lúa” .
![]() |
Nhà lưới hở trồng ớt sừng vàng |
Hiện nay ở thị trấn Đại Ngãi có thêm 2 hộ thực hiện mô hình này, nâng diện tích trồng trong nhà lưới hở lên 5 công, như anh Võ Văn Tuấn cũng ở ấp Ngãi Phước, đã cải tạo 1,5 công đất trồng lúa sang trồng ớt sừng vàng trong nhà lưới hở, giá ớt hấp dẫn hiện nay hứa hẹn một mùa bội thu nên anh rất phấn khởi.
Phát huy mô hình trồng ớt công nghệ cao ở Hậu Giang
Trong những tháng cuối năm 2017, hợp tác xã Tân Bình tiến hành mở rộng diện tích nhà lưới thêm 800 m2 nhằm đủ điều kiện ươm 2 triệu cây giống (gấp 2,5 lần năm 2015) để phục vụ nhu cầu cho người trồng ớt.
Nhà lưới nông nghiệp |
Ông Chính cho biết, do được ươm trong nhà lưới và được trồng cách ly mặt đất từ 0,7 - 0,8 m nên bọ trĩ và các loại sâu bệnh khác không thể xâm nhập gây bệnh cho ớt giống. Ngoài ra, khoảng cách giữa các cây giống luôn được đảm bảo cho khả năng sinh trưởng hợp lý, kèm theo đó, nhiệt độ trong trong lưới luôn cao hơn thực tế từ 3 - 5 độ C nên khả năng chống chịu rất cao. Từ đó, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Toàn huyện Thanh Bình có hơn 1.100 ha trồng ớt, nhu cầu sử dụng ớt giống mỗi năm là hơn 5,6 triệu cây con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét